Taproot là gì? Những điều cần biết về nâng cấp Taproot của Bitcoin
Taproot là gì? Những điều cần biết về nâng cấp Taproot của Bitcoin
Thứ tư, 10/11/2021
Bitcoin đã trải qua chu kỳ thập kỷ với nhiều thăng trầm nhưng nó đã chứng minh được mình là cây đại thụ giúp cho tiền điện tử có một chỗ đứng vững chãi.
Dù vậy, có một số vấn đề nhất định không thể bỏ qua. Một trong những vấn đề lớn nhất đó là quyền riêng tư. Bitcoin là một blockchain công khai, ai cũng có thể giám sát các giao dịch xảy ra trên mạng. Đối với một số người, đây là một mối quan ngại to lớn.
Việc nâng cấp Taproot đã được nhiều người dự đoán là bước quan trọng đầu tiên nhằm giải quyết việc thiếu quyền riêng tư của Bitcoin cũng như các mối bận tâm liên quan khác. Thế nhưng, Taproot là gì và nó sẽ đem lại lợi ích cụ thể gì cho Bitcoin? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Taproot là gì?
Taproot là một nhánh mềm (soft fork) giúp cải thiện các tập lệnh của Bitcoin, giúp tăng tính riêng tư và cải thiện các yếu tố khác có liên quan tới các giao dịch phức tạp. Các giao dịch trên mạng Bitcoin có thể sử dụng nhiều tính năng khác nhau, khiến chúng trở nên phức tạp hơn, trong đó có việc phát hành khóa thời gian, yêu cầu đa chữ ký.
Nếu không có Taproot, ai cũng có thể phát hiện các giao dịch sử dụng các chức năng phức tạp và đòi hỏi phải tạo nhiều giao dịch này. Tuy nhiên, bản cập nhật của Taproot sẽ biến việc “che giấu” tất cả các chuyển động của một giao dịch Bitcoin chứa nhiều tính năng trở nên khả thi. Vì vậy, dù là các giao dịch áp dụng các tính năng này, chúng vẫn sẽ có vẻ giống như một giao dịch duy nhất. Điều này là một thành tựu lớn đối với những người ủng hộ quyền riêng tư trên Bitcoin.
Trên thực tế, Taproot BTC có thể che dấu việc có một tập lệnh Bitcoin đã chạy. Chẳng hạn, sử dụng Bitcoin với Taproot có thể khiến không ai có thể phân biệt được giao dịch đó được thực hiện trên kênh mạng Lightning. Đó là một giao dịch ngang hàng hay là một hợp đồng thông minh phức tạp. Những người theo dõi một trong những giao dịch này sẽ không thấy gì khác ngoài một giao dịch ngang hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điều này không thay đổi được thực tế rằng ví của người gửi đầu và người nhận cuối sẽ bị lộ.
Đề xuất Taproot lần đầu được nhà phát triển Bitcoin Core, Greg Maxwell công bố vào tháng 1 năm 2018. Đến tháng 10 năm 2020, Taproot đã được xác nhập vào thư viện Bitcoin Core sau yêu cầu kéo do Pieter Wuille tạo ra. Để bản nâng cấp được triển khai đầy đủ, các nhà khai thác phải áp dụng quy tắc đồng thuận mới của Taproot. Phụ thuộc vào cách thức diễn ra của quá trình này, việc kích hoạt có thể sẽ mất vài tháng.
Hiện tại, quá trình kích hoạt sự đồng thuận gần như đã hoàn tất cùng 1,815 khối phát tín hiệu và hệ thống Taproot đã bắt đầu bị khóa để chuẩn bị cho quá trình nâng cấp.
Dự kiến, Taproot sẽ được thực hiện cùng một bản nâng cấp khác có tên chữ ký Schnorr. Điều này không chỉ khiến việc triển khai Taproot trở nên khả thi mà nó còn cho phép một tính năng được nhiều người mong đợi: tổng hợp chữ ký.
Taproot sẽ đem lại lợi ích gì cho Bitcoin?
Như chúng ta vừa thảo luận, Taproot sẽ mang lại những cải tiến lớn cho quyền riêng tư của Bitcoin. Khi được kết hợp với chữ ký Schnorr, Taproot cũng có thể thúc đẩy hiệu quả thực hiện các giao dịch. Ngoài cải thiện quyền riêng tư, Taproot còn có thể có những lợi ích sau:
Giảm khối lượng dữ liệu được truyền và lưu trữ trên Blockchain.
Nhiều giao dịch trên một khối hơn (tỷ lệ TPS cao hơn).
Phí giao dịch thấp hơn.
Một lợi ích khác của Taproot đó là chữ ký sẽ không còn dễ bị “uốn”, một rủi ro bảo mật đã được nhiều người biết tới trên mạng Bitcoin. Nói một cách đơn giản, tính dễ uốn của chữ ký về mặt kỹ thuật, sẽ khiến ta có thể thay thế chữ ký của một giao dịch trước khi nó được xác nhận. Bằng cách này, kẻ tấn công có thể khiến giao dịch như chưa hề diễn ra. Điều này khiến Bitcoin phải đối mặt với vấn đề chi tiêu kép, làm hủy hoại tính toàn vẹn của sổ cái phân phối.
Những điều cần biết về bản cập nhật Taproot
Vào hồi tháng 5, những tín hiệu đầu tiên về bản nâng cấp Taproot đã bắt đầu xuất hiện với 28 khối được kích hoạt.
Tính tới thời điểm viết bài hiện tại, theo Taproot Activation con số này đã đạt tới 1,815, và cũng là ngưỡng hệ thống khóa sẽ được kích hoạt.
Phương pháp triển khai soft fork là BIP9 và Speedy Trial. Trong đó các thợ đào và nhóm khai thác giúp phối hợp triển khai soft fork bằng cách báo hiệu từ các khối đã khai thác của họ. Để soft fork được khóa và bắt đầu kích hoạt, 90% khối này cần phải phát tín hiệu sẵn sàng. Và hiện tại con số này đã đạt tới 1,815 khối trong tổng 2,016 khối, đạt yêu cầu trên 90% và như vậy Taproot đã đủ điều kiện để kích hoạt.
Lưu ý rằng nó không nhất thiết sẽ kết thúc nếu trong 1 khoảng thời gian. Ở đây là từ tháng 5 đến tháng 8, các khối không đạt được 90% tín hiệu. Nó chỉ có nghĩa là chúng ta sẽ phải đợi đến kỳ tiếp theo.
Như vậy, 1,815 (90%) khối báo hiệu sự sẵn sàng trong khoảng thời gian trên. Thì việc kích hoạt soft fork Taproot dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11/2021.
Bản cập nhật được đề xuất sẽ kết hợp lược đồ chữ ký Schnorr với MAST (Cây tập lệnh thay thế hợp nhất) và tận dụng một ngôn ngữ tập lệnh mới được gọi là Tapscript.
Những điều bạn cần biết sau khi bản nâng cấp này được thực thi theo giám đốc điều hành Marathon Digital Holdings, Fred Thiel cho biết:
“Với nâng cấp này, bạn sẽ thấy Bitcoin là mạng lưới thanh toán. Tiền được chuyển từ tổ chức này sang tổ chức khác, chẳng hạn như ngân hàng này sang ngân hàng khác.”“Bản cập nhật sẽ giảm kích thước dữ liệu của các hợp đồng thông minh, do đó giảm chi phí giao dịch. Taproot cũng được kỳ vọng sẽ tăng cường chức năng và hiệu quả của hợp đồng thông minh ”.Bởi tính chất này, hiện người dùng đã có thể xử lý chuyển khoản sâu đối với các giao dịch có mệnh giá nhỏ hơn.
“Tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp và người dùng lựa chọn Bitcoin hơn khi có ít trở ngại về chi phí trong việc áp dụng công nghệ.”Tuy nhiên, giám đốc điều hành không phải là người duy nhất nhận xét về Taproot và ý nghĩa của nó đối với hệ sinh thái Bitcoin.
Jeremy Rubin, một người đóng góp Bitcoin Core và là người sáng lập Judica, khi được hỏi về tầm quan trọng của Taproot đối với mạng Bitcoin, ông chia sẻ:
“Với taproot, bạn sẽ tối ưu hóa Bitcoin, khác nhiều so với cách mọi người biết đến Bitcoin ngày nay - quá kém hiệu quả hoặc tiết lộ quá nhiều thông tin về những gì bạn đang làm trên hệ thống. Taproot sẽ giải quyết vấn đề về tính riêng tư và sự hiệu quả ”.
Tổng Kết
Taproot là một bản nâng cấp được nhiều người mong đợi và ủng hộ. Nếu nó được triển khai cùng chữ ký Schnorr, chúng ta sẽ chứng kiến những cải thiện đáng kể về quyền riêng tư, khả năng mở rộng, bảo mật và hơn thế nữa. Những nâng cấp này cũng có thể khiến nhiều người quan tâm hơn tới Lightening Network - giải pháp mở rộng dành cho mạng lưới Bitcoin.
Khi Bitcoin là đồng tiền dẫn đầu và đối mặt với những chỉ trích về những vấn đề mà Bitcoin gây ra đối với các lĩnh vực nói chung thì sự cập nhật diễn ra như một nỗ lực giải quyết những khó khăn đó.
Nếu bản cập nhật được thực hiện xong, có thể việc theo dõi hoạt động diễn ra trên mạng lưới Bitcoin sẽ không còn dễ dàng, đặc biệt là việc theo dõi ví cá mập. Điều đó sẽ khiến cộng đồng tránh được phần nào tác động bởi các động thái chuyển đi, nhận về Bitcoin từ cá mập.
Mặt khác, điều này sẽ gây khó khăn cho các nhà lập pháp muốn truy vết và theo dõi hoạt động trên mạng lưới. Thúc đẩy họ đưa ra những luật định và dành sự quan tâm nhiều đến Bitcoin và tiền điện tử nói chung. Theo bạn, liệu điều này sẽ mang lại những tác động tích cực hay tiêu cực nhiều hơn đối với Bitcoin?
Trong lúc thị trường chạy theo giá Bitcoin, việc học thêm kiến thức về mạng lưới này là điều cần thiết.