Copy thành công!

https://hocvienfamilygroup.com?name=56

Phân biệt tiền điện tử, tiền ảo, tiền mã hoá

Mười ba năm trước, Bitcoin ra đời và đã thay đổi thế giới. Trở thành đồng tiền ngang hàng đầu tiên có thể giao dịch một cách an toàn trên môi trường internet.

Chủ nhật, 30/04/2023
phan-biet-tien-dien-tu-tien-ao-tien-ma-hoa-image-1299

 

Từ đó mở ra một thế giới mới về cuộc cách mạng mang tên Cryptocurrency với hàng nghìn dự án đa dạng khác nhau. Cùng nhiều giải pháp hữu ích cho xã hội. 

Năm 2022, Việt Nam đã nhanh chóng đứng top 1 về mức độ chấp nhận Crypto trên toàn thế giới. Do Chainalysis khảo sát vào tháng 8/2022.

Mức độ chấp nhận Bitcoin trên thế giới

Dù vậy nhưng hiện nay. Vẫn còn rất nhiều người vẫn thường nhầm lẫn những khái niệm như tiền điện tử, tiền ảo, tiền mã hoá, tiền điện tử… Các từ đó nghe thì có vẻ giống nhau vì về bản chất. Chúng là những đồng tiền nằm trên internet và có thể di chuyển qua lại bằng điện thoại hay máy tính.

Nhưng thật ra chúng rất khác nhau về định nghĩa, công năng cũng như tính pháp lý. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau này. 

Tiền điện tử là gì?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết. Tiền điện tử là thể hiện của đồng tiền pháp định của ngân hàng trung ương phát hành dưới dạng tiền giấy, xu nhưng người cầm tiền lưu giữ dưới dạng điện tử trong điện thoại, máy tính bảng... Tiền điện tử đòi hỏi pháp định 1-1 với tiền pháp định và được thanh toán bằng tiền này.

Tiền điện tử hay còn được gọi là “tiền trong ngân hàng”. Đây là loại tiền được xem là phổ biến nhất hiện tại. Chúng ta nhận lương bằng loại tiền này, mua sắm bằng loại tiền này, và hầu hết các hoạt động giao dịch của chúng bằng loại tiền này. 

Tiền điện tử có sẵn ở dạng kỹ thuật số và không cầm được. Đây là loại tiền tương đương với tiền tệ quốc gia. Dễ thấy nhất là tiền bạn đang có trong tài khoản ngân hàng của bạn.

Khi tạo một tài khoản ngân hàng thì nó trống trơn. Việc tiếp theo mà bạn cần làm là phải nạp vào đó một số tiền.

Có hai cách để bạn làm điều đó: 

Thứ thứ nhất là dùng tiền mặt bạn có. Đưa cho ngân hàng và ngân hàng sẽ quy đổi số tiền mặt của bạn thành tiền điện tử. Bạn có thể nhìn thấy số tiền đó trong điện thoại.

Cách thứ nhì là bạn phải chuyển tiền điện tử từ một ngân hàng khác qua ngân hàng bạn vừa tạo tài khoản. 

pasted image 0

 

Tiền điện tử được đa số được cách ngân hàng thương mại nắm giữ và nó được ngân hàng trung ương phê duyệt và kiểm soát.

Bạn có thể đổi 1:1 tiền điện tử này sang tiền mặt ở bất kỳ cây ATM nào. Hay trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng. 

Nhưng còn nhiều bạn sử dụng ví điện tử như Momo, Zalopay… thì sao?

Với nguyên tắc cũng giống như vậy. Bạn phải liên kết tài khoản ngân hàng của mình với ví Momo để bạn có thể chuyển tiền qua. Chứ Momo không tự tạo ra tiền được.

Tiền điện tử có một số đặc điểm:

  • Được pháp luật công nhận.
  • Được Ngân hàng nhà nước phê duyệt và kiểm soát.
  • Có thể dùng để định giá, trao đổi hàng hóa.
  • Có thể đổi ra dạng tiền giấy pháp định (tiền mặt).

Vì đây là đồng tiền tập trung. Nên sẽ được quản lý và vận hành trên một sổ cái nhất định. tiền điện tử của bạn nằm ở ngân hàng nào thì nó sẽ được ghi chép vào sổ cái ngân hàng đó. 

Từ đó có thể suy ra là sẽ có sự khó khăn khi di chuyển số lượng lớn tiền đi từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Nhưng bạn thắc mắc rằng. tiền điện tử nằm trên internet? Mà internet thì làm gì có biên giới? Vấn đề của tiền điện tử không nằm ở việc bị giới hạn ở biên giới internet. Mà nó bị giới bạn bởi cách xử lý giao dịch khá phức tạp. Vì mỗi ngân hàng đều có một cuốn sổ cái riêng. Đó là chì ở phạm vi một quốc gia chứ chưa nói đến phạm vi toàn cầu. 

Vấn đề tiếp theo đến từ pháp lý. Các nhà nước trên thế giới kiểm soát khá chặt chẽ dòng chảy của tiền đi ra và đi vào quốc gia của họ. 

Chính phủ đang giao Ngân hàng Nhà nước lập ban nghiên cứu tiền kỹ thuật số (CBDC), do Thống đốc làm Trưởng ban. Tiền kỹ thuật số là đồng tiền pháp định do ngân hàng trung ương phát hành nhưng dưới dạng điện tử. 

Còn một điều thú vị khác là khi bạn gửi tiền vào ngân hàng. Thì đó được xem như một khoản nợ mà ngân hàng nợ bạn. Và bạn cần một lòng tin nhất định cho khoản nợ đó. 

Bạn không tin sao? Rất dễ để kiểm chứng điều đó. Vì khi ngân hàng có vấn đề. Thì bạn sẽ thấy dòng người cuồn cuộn kéo đến ngân hàng để rút tiền mặt ra. Hiện tượng đó gọi là “bank run”. 

Vì khi và chỉ khi bạn cầm tiền mặt (tiền giấy do ngân hàng nhà nước phát hành) trong tay thì đó mới chính là tiền của bạn. 

Nhưng một điều thú vị khác nữa là. Bạn cũng cần tin vào chính phủ để có thể yên tâm sử dụng đồng tiền giấy vốn dĩ là giấy đó của mình. Một cách như nó đang có giá trị. 

Một vài ý nhỏ có thể rút ra: hệ thống tài chính đang hoạt động khá hiệu quả dựa trên “niềm tin”. 

Tiền ảo là gì?

Tiền ảo được dịch ra từ “Virtual Currency”. Tiền ảo giống như tiền điện tử ở phương diện là nó chỉ tồn tại trên môi trường internet. 

Nhưng tiền ảo là loại tiền không được chính phủ phát hành. Mà được các tổ chức hoặc cá nhân phát hành và phân phối. Và họ có toàn quyền kiểm soát số tiền này.

Tiền ảo được công nhận và sử dụng trong một cộng đồng cụ thể với nhiều mục đích khác nhau. Dễ thấy nhất là việc các công ty game phát hành ra loại tiền này. Và bạn có thể sử dụng chúng để sử dụng trong thế giới đó. Hoặc nó cũng có thể là tiền thưởng/điểm thưởng khách hàng thân thiết mà các nền tảng thương mại điện tử hay tặng bạn để giảm giá cho những lần mua sau này. 

  • Tiền ảo có một số đặc điểm:
  • Không được pháp luật bảo hộ.
  • Không có giá trị thực tiễn, chỉ được chấp nhận sử dụng trong một cộng đồng cụ thể.
  • Không được đảm bảo khả năng chuyển đổi thành tiền pháp định.Tồn tại phụ thuộc vào môi trường kỹ thuật số.
  • Không bị giới hạn số lượng.

Nhưng tại sao bạn thường nghe người ta thường dùng từ “tiền ảo” để gọi Bitcoin, Ethereum hay các đồng tiền Crypto khác? 

Tiền mã hoá là gì?

Crypto (hay còn gọi là cryptocurrency) còn được biết đến với nhiều cách gọi khác tại Việt Nam như: tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số, tiền điện tử, coin, tiền ảo, tài sản ảo, tài sản mã hoá. 

Vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người. Phát minh ra một loại tài sản mới nên việc chúng ta bối rối và chưa thống nhất trong cách gọi cũng là điều thường thấy.

Nhưng trong bài viết này chúng ta sẽ dùng từ “tiền mã hoá” để đại diện cho từ gốc trong tiếng anh là Cryptocurrency. Vì vốn dĩ từ crypto được viết trong từ cryptography có nghĩa là "văn bản bí mật". Là khả năng trao đổi thông tin qua lại một cách bí mật và được mã hoá. Chỉ người nào có chìa khoá mới có thể đọc được. Nên mới nói có khái niệm “khoá cá nhân và khoá công khai”. Đó là cặp khoá để giúp gửi và nhận coin.

Bạn còn nhớ câu chuyện về tiền điện tử ở phía trên chứ. Điểm giống nhau giữa tiền điện tử và tiền mã hoá là chúng đều nằm trên internet và không cầm được bằng tay hay ngửi được bằng mũi. 

Nhưng tại sao tiền mã hoá mà điển hình là Bitcoin. Lại có thể tận dụng được lợi thế của internet mà có thể linh hoạt di chuyển đến bất cứ đâu, bất cứ thiết bị gì nào với bất cứ số lượng nào một cách nhanh, tiện và dễ. Nhưng tiền điện tử pháp định lại không làm được điều đó?

Điểm khác biệt lớn nhất ở đây là tiền mã hoá được ghi vào một sổ cái công cộng. Phía trên, tiền điện tử cũng có sổ cái. Nhưng cuốn sổ cái của nó tập trung và được từng ngân hàng lưu giữ. 

Ở Bitcoin. Cuốn sổ cái được công khai ra cho mọi người cùng xem và kiểm tra nó mỗi ngày. 

Từ đó kéo theo những đặc tính cực kỳ riêng biệt của tiền mã hoá là: 

  • Không bị chi phối bởi chính phủ. 
  • Được tạo ra trên cơ sở sử dụng công nghệ blockchain.
  • Không bị lạm phát hay làm giả.Không qua trung gian, được kiểm soát bởi một hệ thống phi tập trung.
  • An toàn và bảo mật.
  • Phi tập trung và được phát triển bởi cộng đồng. Và chúng ta gọi cuốn sổ cái đó là blockchain.

Nơi ghi lại tất cả các giao dịch của tiền mã hoá một cách minh bạch, không thiên vị, không thể sửa đổi và mở ra cho mọi người nhìn vào một cách công cộng. 

Tiền mã hoá được coi là an toàn. Đáng tin cậy vì nó dựa trên mật mã. Nghệ thuật viết hoặc giải mã, mật mã là sự kết hợp của các ngành khoa học khác nhau, với nền tảng là toán học.

Khi internet ra đời. Vấn đề lớn nhất của môi trường internet là dễ sao chép. Khi bạn đăng một bức ảnh lên internet thì người khác dễ dàng sao chép nó và không có gì chứng minh đâu là ảnh thật và giả. 

Đối với ngành tài chính. Chi tiêu gấp đôi là một vấn đề lớn trong môi trường kỹ thuật số. Vì dữ liệu kỹ thuật số có thể được sao chép tương đối dễ dàng. Cùng một đồng tiền mà bạn chi tiêu được hai lần. Vì trên internet đâu ai chứng minh được đồng tiền đó không bị sao chép ra. Giống vấn nạn làm giả tiền giấy vậy. 

Mãi cho đến năm 2009. Khi Bitcoin ra đời và giải quyết được vấn đề chi tiêu gấp đôi. Từ nay một cá nhân có thể tự tin gửi tiền cho một cá nhân khác trên môi trường internet mà không cần qua trung gian thứ 3. Và người nhận tiền biết chắc rằng. Đồng tiền anh ta nhận được là thật và nó không được người gửi chi tiêu hai lần. 

Dựa trên công nghệ blockchain. Về sau này, NFT ra đời để giải quyết các vấn đề còn lại của việc sao chép của ảnh, video, vật phẩm và tất cả các thứ khác có thể bị sao chép trên internet. 

Khái quát lại 

Điểm giống nhau: 

Tiền điện tử, tiền ảo và tiền mã hóa. Đều có điểm giống nhau là chúng sẽ tồn tại ở dạng vô hình, và nằm trên môi trường kỹ thuật số, không cầm được ở dạng vật lý giống tiền giấy và tiền xu.

Điểm khác nhau: 

Tiền điện tử: là đồng tiền được các ngân hàng trung ương đảm bảo. Chúng có giá trị pháp lý cao nhất và dùng thường ngày như một phương tiện thanh toán. Như tiền mà bạn có trong ngân hàng của mình vậy.

Tiền ảo: là tiền không do nhà nước phát hành và bảo vệ. Tiền ảo sẽ được các công ty và tổ chức tư nhân phát hành và được sử dụng trong một cộng đồng nào đó. Giống như bạn mua xu để chơi trong game vậy.

Tiền mã hoá: là tiền được tạo ra bởi các thuật toán mã hoá và chúng không được sự phát hành của chính phủ lẫn tổ chức cá nhân. Chúng hoạt động một cách phi tập trung và không chịu sự chi phối bởi chính phủ. Và nó an toàn và bảo mật. Đặt biệt là Bitcoin. 

Tuỳ vào từng quốc gia sẽ có những khung pháp lý riêng đối với tiền mã hoá. Vì không có sự thống nhất chung về pháp lý, nên đối với từng quốc gia. Tiền mã hoá sẽ có các tên gọi khác nhau cũng như luật lệ khác nhau. 

Tính hợp pháp của tiền mã hoá

Tuỳ vào từng quốc gia sẽ có những khung pháp lý khác nhau đối với tiền mã hoá.

Tại Mỹ những đồng tiền như BTC, ETH… Không được coi là tiền mà được coi là hàng hoá và được đánh thuế khi giao dịch nếu bạn có lời. 

Tại El Salvador. Ngày 7/9/2021, El Salvador trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng đồng Bitcoin làm tiền tệ quốc gia bên cạnh đồng USD. BTC sẽ không bị đánh thuế vì được xem là tiền. 

Vào năm 2018, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), loại “tài sản” này có tiềm năng kết hợp lợi ích của tiền tệ và hàng hóa. Nên việc sử dụng từ “tiền” trong các thuật ngữ nêu trên có thể gây nhầm lẫn. Do đó, IMF khuyến nghị sử dụng thuật ngữ “tài sản mã hoá” (crypto assets). 

Tại Việt Nam. Theo pháp luật Việt Nam vẫn chưa công nhận tiền mã hoá là tài sản hoặc tiền và cũng chưa có các quy định về tiền mã hóa. Từ cuối năm 2014 đến nay. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần khẳng định tiền ảo như Bitcoin không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam và việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.

Kết luận 

Dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng mọi người vẫn thích dùng từ “tiền ảo” để gọi đại diện cho Bitcoin. Vì một phần nó chưa chính thống tại Việt Nam. Một phần khác là Crypto hay BTC rất được ưa chuộng bởi các thế lực lừa đảo tại Việt Nam. Nên làm mọi người có cái nhìn xấu hơn về loại tiền mã hoá này. 

Dù sao mỗi lần thị trị trường Crypto sập giá thì báo chí dùng từ "tiền ảo sập giá" nghe vẫn kịch tính hơn nhiều so với dùng từ "tiền mã hoá sập giá" đúng không nào.

hocvienfamilygroup