Copy thành công!

https://hocvienfamilygroup.com?name=93

Mô hình nến Nhật là gì? – Kiến thức cơ bản về nến

Mô hình nến Nhật là gì? – Kiến thức cơ bản về nến

Thứ năm, 27/04/2023

Mô hình nến Nhật là gì?

Mô hình nến Nhật hay đồ thị nến Nhật là một loại biểu đồ thể hiện diễn biến trong giá cả của các tài sản tài chính ví dụ như tiền điện tử…hay các loại hàng hóa thực tế như vàng, dầu…trên các thị trường tài chính. Mô hình nến Nhật cùng với 2 loại biểu đồ giá là Biểu đồ đường (line) và Biểu đồ thanh (bar) là 3 loại biểu đồ giá được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

1-Sokyu-Honma

 

Mô hình nến Nhật được một thương nhân Nhật Bản có tên là Munehisa Homma phát minh ra vào thế kỷ 18. Lúc đó, ông sử dụng một đồ thị gọi là Đồ thị cây nến để thể hiện những biến động của giá gạo tại Nhật Bản trong nhiều năm liền, kết hợp với việc phân tích các yếu tố tác động đến giá cả như thời tiết, tình hình kinh tế, chính sách thuế của nhà nước…để tìm ra quy luật biến động của giá gạo. Đã có một khoảng thời gian Munehisa Homma kiểm soát toàn bộ thị trường gạo Nhật Bản thời bấy giờ với chiến lược đầu cơ của ông, cũng chính vì thế mà mô hình nến được chú ý.

Nen-nhat-Setve-Nison

 

Tuy nhiên, sau này mô hình nến của ông đã được giới thiệu rộng rãi đến các nước phương Tây và được sử dụng cho đến tận bây giờ với công lớn thuộc về Steve Nison, ông cũng là một chuyên gia hàng đầu về mô hình nến Nhật.

Ngày nay, nhà đầu tư sử dụng mô hình nến Nhật như là một công cụ cơ bản nhất để phân tích kỹ thuật bên cạnh việc kết hợp với các chỉ báo khác.

Tại sao nên dùng nến Nhật?

Thể hiện hành động giá

Việc xem xét các mô hình nến giúp chúng ta có thể nhận diện được xu hướng tiếp diễn hoặc có khả năng báo hiệu tín hiệu đảo chiều sớm hơn so với các công cụ chỉ báo kỹ thuật khác. Từ đó tăng khả năng mua tại đáy hay bán tại đỉnh của một số nhà đầu tư có sở thích phân tích kỹ thuật.

Trực quan dễ nhìn

Các mô hình nến đều có màu sắc và độ dài ngắn của thân nến và bóng nến, dự đoán khá chính xác lực mua và lực bán của 2 phe mua hoặc pha bán trên thị trường. Để từ đó có thể để đưa ra các quyết định giao dịch nhanh chóng hơn.

Có thể kết hợp với nhiều công cụ chỉ báo kỹ thuật khácMô hình nến Nhật bản chất đã thể hiện hành động giá của thị trường, thể hiện việc giao tranh giữa phe mua và phe bán. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm và đặc biệt là các nhà đầu tư mới có thể sử dụng thêm các công cụ chỉ báo kỹ thuật để có thể gia tăng cơ hội giao dịch, làm tăng xác suất dự đoán của mình về thị trường.

Đặc điểm của nến Nhật

Mô hình nến Nhật là một biểu đồ được hình thành từ nhiều cây nến (thanh tăng giá hoặc giảm giá). Mỗi cây nến đại diện cho sự biến động của giá trong một phiên giao dịch nhất định, phiên giao dịch có thể trong một khoảng thời gian dài như 1 ngày (D1), 1 tuần (W1) hay thậm chí 1 tháng (MN) hoặc các phiên giao dịch ngắn hạn như 1 giờ (H1), 15 phút (M15), thậm chí 1 phút (M1). Việc lựa chọn khung thời gian để hiển thị là phụ thuộc vào chiến lược phân tích của mỗi nhà đầu tư khác nhau. 

Cấu tạo của nến Nhật

tempsnip

 

Có 3 bộ phận chính cấu thành nên một nến Nhật: thân nến, bóng nến trên và bóng nến dưới

Thân nến (Real Body): thể hiện khoảng cách giữa giá mở cửa và giá đóng cửaBóng nến trên (Râu nến trên – Upper Shadow): là phần nằm ngoài phía trên của thân nếnBóng nến dưới (Râu nến dưới – Lower Shadow): là phần nằm ngoài phía dưới của thân nến.Mỗi cây nến đều được biểu thị 4 mức giá của một phiên giao dịch, bao gồm:

Giá mở cửa (Open): là giá của tài sản khi bắt đầu một phiên giao dịch.Giá đóng cửa (Close): là giá của tài sản khi kết thúc một phiên giao dịch.Giá cao nhất (High): là mức giá cao nhất của tất cả các giao dịch xảy ra trong phiên đó.Giá thấp nhất (Low): là mức giá thấp nhất của tất cả các giao dịch xảy ra trong phiên đó.

Ý nghĩa của cây nến Nhật

Nến thể hiện được cuộc chiến khốc liệt để tranh giành vị thế giữa phe mua (Bull – những người kỳ vọng giá sẽ tăng) và phe bán (Bear – những người kỳ vọng giá xuống) trong một khoảng thời gian xác định.

Bulls-vs-Bears-02

 

Nếu thân nến xanh dài chứng tỏ suốt phiên giao dịch đó, phe mua đang chiếm ưu thế, ngược lại nếu thân nến đỏ dài thì phe bán đang chiếm ưu thế. Độ dài của thân nến càng lớn thì lực mua hoặc lực bán càng mạnh.

Bóng nến trên thể hiện thị trường rơi vào những lúc giá tăng. Bóng nến trên dài chứng tỏ phe mua đang cố gắng đẩy giá lên cao, nhưng vì lực bán quá mạnh nên đã đẩy xuống lại, trường hợp này còn gọi là thị trường từ chối giá lên. Bóng nến trên càng dài thì chứng tỏ lực bán càng mạnh

Bóng nến dưới thể hiện thị trường rơi vào những lúc giá giảm. Bóng nến dưới dài chứng tỏ phe bán đang làm mọi cách để đưa giá xuống nhưng lực mua lúc này lại quá cao đã đẩy giá lên lại và kết quả là bóng nến dưới dài ra, đây là thị trường từ chối giá xuống. Bóng nến dưới càng dài thì lực mua càng mạnh.

Trường hợp thân nến ngắn và không có bóng nến (hoặc bóng nến ngắn) chứng tỏ không phe nào chiếm được ưu thế, giá gần như không thay đổi bao nhiêu so với ban đầu.

Mo-hinh-nen-Bull

 

Mô hình nến đứng yênTrường hợp thân nến ngắn nhưng cả bóng nến trên và dưới đều dài chứng tỏ cả phe mua và bán đều đã có thời gian chiếm ưu thế trong phiên giao dịch, nhưng kết thúc phiên thì vẫn không có phe nào thắng áp đảo được phe nào.

Mo-hinh-nen-dung-yen

 

Ưu điểm và Nhược điểm

Mỗi cây nến có thể sẽ không có khả năng thể hiện được hành vi và xu hướng của giá trong tương lai vì bản thân nó chỉ thể hiện được hành vi của giá ở hiện tại, nhưng nếu phân tích trong cả một đồ thị nến Nhật (bao gồm nhiều cây nến trong một khoảng thời gian xác định) thì mọi chuyện sẽ khác. Chính vì thế, những ưu điểm mà chúng tôi nêu ra dưới đây là đang xét về cả một đồ thị nến, ngược lại, những nhược điểm chỉ xuất phát từ bản thân mỗi cây nến.

Ưu điểm

Mô hình nến Nhật có sự phân biệt rõ ràng về màu sắc giữa 2 loại nến tăng, giảm và có phần bóng nến nên rất dễ quan sát. Nhà đầu tư có thể phân biệt được từng phiên giao dịch cụ thểMô hình nến Nhật thể hiện được xu hướng giá trong tương lai. Chính vì thể hiện được lực mua hay bán đang chiếm ưu thế ở hiện tại, mô hình nến Nhật có khả năng chỉ ra được các tín hiệu để nhận biết xu hướng sắp tới của giá, có thể là một xu hướng tiếp diễn của xu hướng cũ hoặc giá có khả năng đảo chiều và bắt đầu một xu hướng mớiMột chỉ báo kỹ thuật có thể giúp nhà đầu tư dự đoán hướng đi của giá trong tương lai nhưng khi kết hợp phân tích chỉ báo đó trên đồ thị nến Nhật sẽ giúp nhà đầu tư có thể mạo hiểm vào lệnh tại các vị trí đỉnh hoặc đáy để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn so với các tín hiệu vào lệnh mà các chỉ báo kỹ thuật đem lại.

Nhược điểm

Một nến Nhật chỉ thể hiện được các mức giá của phiên giao dịch cụ thể, bản thân nó không thể hiện được xu hướng của giá, chính vì thế khi phân tích, nhà đầu tư không thể chỉ nhìn vào cây nến hiện tại mà phải nhìn vào tổng thể, nhìn vào những cây nến trong quá khứ để xác định đúng xu hướng của giá.

Một nến Nhật không thể hiện được những chuyển động giá bên trong của nó. Nếu nhà đầu tư quan sát cây nến D1, sẽ chỉ biết được ngày hôm đó giá tăng hay giảm và phe nào đang chiếm ưu thế, nhưng sẽ không biết được trong ngày đó giá tăng giảm như thế nào, giá đi lên liên tục hay biến động lên xuống bất thường nhưng vẫn trong xu hướng tăng.

Nhược điểm này cũng chính là một lưu ý cho các bạn khi phân tích trên biểu đồ nến Nhật, đó là khi phân tích mô hình nến Nhật, cần kết hợp quan sát trên nhiều khung thời gian khác nhau để nhìn nhận rõ hơn và chính xác hơn những hành vi của giá.

hocvienfamilygroup