DeFi là viết tắt của Decentralized Finance hay tài chính phi tập trung. DeFi là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở). Trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung.
Để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về bản chất của DeFi thì cần phải biết về CeFi (Centralized Finance – tài chính tập trung).
CeFi là gì?
CeFi là tài chính tập trung, trong đó các thành phần như tổ chức, thị trường giao dịch hay các công cụ đều được quản lý tập trung.
Trong tài chính tập trung luôn đi kèm với cụm từ “custodial” hay uỷ thác. Tức là các tài sản, sản phẩm, dịch vụ trong tài chính sẽ được uỷ thác cho tổ chức nào đó.
Một số hình thức CeFi trong thị trường tài chính truyền thống
Trong CeFi, tất cả những thành phần kể trên, đều hoạt động, tương tác với nhau thông qua 1 bên thứ 3. Các hoạt động có thể là gửi tiết kiệm, cho vay, đi vay, các giao dịch, các lệnh chuyển khoản, nợ lương, thanh toán hóa đơn,…
Bên thứ 3 đó có thể là ngân hàng trung ương, chính phủ, thế chế tài chính, hay một tổ chức, thế lực lớn nào đó.
Ưu điểm của CeFi:
Quen thuộc, dễ tiếp cận
Được pháp luật & thể chế bảo vệ
Nhược điểm của CeFi:
Phải thông qua bên thứ 3 trung gianChi phí cao
Vấn đề về tính minh bạch
Không dành cho tất cả mọi người
Các Crypto thuộc nhóm CeFi:
Các sàn giao dịch tập trung: Coinbase, Binance, OKEx, Huobi.
Các hình thức lending & Borrowing: Nexo, Celcius, Constant.
Các đồng stable coin 1.0: USDT, USDC, PAX, HUSD, GUSD.
Hạn chế rất lớn của nền tài chính truyền thống đó là tính tập quyền hay tập trung quyền lực. DeFi chính là giải pháp cho việc này.
DeFi là gì?
DeFi là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở) trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung. DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là phi tập trung và minh bạch để tạo nên 1 nền tài chính mở mà trong đó mọi người đều có thể truy cập và sử dụng nó ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào mà không chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả. Trong DeFi luôn đi kèm với “Non-Custodial” tức là không uỷ thác.
Nhờ vào đặc điểm này của DeFi mà các nhà đầu tư còn hay gọi là Open Finance hay tài chính mở.
Các sản phẩm, dự án trong DeFi cũng có đầy đủ tương tự như với CeFi:
Trong DeFi, cũng gồm các hoạt động tương tự như CeFi. Có thể là gửi tiết kiệm, cho vay, đi vay, các giao dịch, các lệnh chuyển khoản, nợ, thanh toán hóa đơn,… Thay vì được xử lý thông qua 1 bên thứ 3 trung gian, thì các hoạt động đó được diễn ra trên Smart contract của blockchain.
So sánh DeFi vs CeFi
Sự khác biệt lớn nhất giữa tài chính truyền thống và tài chính phi tập trung chính là tính uỷ thác.
Trong tài chính truyền thống hay Traditional Finance: Các tổ chức, thị trường & công cụ tài chính luôn tồn tại trung gian có quyền lực tập trung
Trong khi đó, DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là tính minh bạch và phi tập trung để loại bỏ các trung gian này.
Cụ thể:
Chính phủ hay ngân hàng (CeFi) sẽ được thay thế bằng các các blockchain phi tập trung.
Các tài sản của CeFi sẽ được thay thế bằng các token nằm trong hệ sinh thái của Blockchain. Chúng phi tập trung.
Và nhiệm vụ của DeFi là cung cấp quyền truy cập tới các dịch vụ tài chính cho người dùng ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào chỉ cần họ có Internet. Tính mở của DeFi thể hiện ở đây.
Thực tế DeFi đã và đang phát triển rất nhanh, tất cả các sản phẩm, dịch vụ gì trong CeFi đều có thể được thay thế bằng các ứng dụng DeFi. Đây chính là ứng dụng thiết thực & tận dụng được nhiều nhất sức mạnh của blockchain (tính phi tập trung).
Bản chất của DeFi
DeFi chính là ứng dụng thiết thực nhất của blockchain, tận dụng được các ưu điểm của blockchain. Bao gồm:
Tính phi tập trung (Decentralized).
Tính phân tán (Distributed).
Tính minh bạch (Transparent).
Các tính chất của DeFi cũng kế thừa từ blockchain.
Tính phi tập trung Decentralized.
Không cần sự cho phép Permissionless.
Không cần đặt sự tin tưởng mà vẫn đảm bảo an toàn Trustless.
Tính minh bạch Transparent.
Không cần ủy thác Self-Custody.
Bên thứ 3 lúc này không phải là các tổ chức, ngân hàng, hay chính phủ (những người có thể kiểm soát chúng ta). Smart contract của Blockchain sẽ đảm nhận vai trò đó.
Các thành phần của DeFi
Trước khi anh em đọc những thành phần quan trọng bên dưới của DeFi, mình muốn cập nhật một số những thay đổi & sự phân hóa rất rõ ràng của DeFi ngay thời điểm hiện tại.
Yearn (YFI) “eating” & thâu tóm chính những dự án DeFi khác để mở rộng thành 1 hệ sinh thái DeFi toàn diện. Hệ sinh thái này đang phát triển rất nhanh, mỗi dự án được integrate với YFI đều đạt được ROI rất khủng. Tips nhỏ là anh em hãy đọc kỹ bài vể Andre, để xem ecosystem đó còn thiếu gì, dự án nào sẽ được add vào tiếp.
Xu hướng Oracle vẫn đang tiếp diễn với rất nhiều dựa án mới đi theo mảng này.
DeFi thay đổi nhanh
Kết luận
DeFi là một xu hướng cực lớn trong thị trường Crypto vì vậy nếu nhà đầu tư nào thật sự đam mê về mảng công nghệ Blockchain hãy tìm hiểu sâu hơn đó là một nơi rất đáng để đầu tư.
Nếu bài viết này mang lại thông tin hữu ích hãy chia sẻ đến mọi người để có thể cùng biết đến.